Nhiều mẹ bầu, bất kể là lần đầu hay đã từng trải qua thai kỳ, thường quan tâm đến việc cung cấp dinh dưỡng cho bản thân và thai nhi như thế nào để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Họ thường muốn biết sự khác biệt trong chế độ ăn của ba giai đoạn quan trọng trong thai kỳ: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Cùng với đó là câu hỏi về dinh dưỡng cho bà bầu, những thực phẩm nên ăn và những thứ nên hạn chế khi mang thai. Để giải đáp những thắc mắc này và chuẩn bị cho một thai kỳ suôn sẻ, hãy tìm hiểu thông tin hữu ích dưới đây cùng NurseCare Huế nhé!

Dinh dưỡng cho bà bầu cần cân đối các nhóm chất

Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai cần bao gồm đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu như sau:

1. Chất bột đường (carbohydrate)
2. Chất đạm (protein)
3. Chất béo (lipid)
4. Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.

Tuy nhiên, việc cân nhắc và xây dựng thực đơn cân đối giữa các nhóm chất là vô cùng quan trọng để tránh tình trạng thiếu năng lượng gây suy dinh dưỡng cho thai nhi hoặc sự thừa năng lượng dẫn đến tăng cân quá mức cho mẹ bầu.

Dinh dưỡng cho bà bầu cần cân đối các nhóm chất

Trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu thường tăng trung bình từ 9 đến 12 kg. Trong đó, giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên nên tăng khoảng từ 300 gram đến 1 kg, sau đó mỗi tuần sẽ tăng khoảng 300 gram trong hai giai đoạn tam cá nguyệt tiếp theo.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất cho chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển toàn diện cho thai nhi, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khoa học và lành mạnh là vô cùng quan trọng. Bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu là điều cần thiết nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt trong giai đoạn nhu cầu dinh dưỡng tăng cao của thai kỳ, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.

1. Acid Folic

Khi chuẩn bị mang thai hoặc biết đã mang thai, việc bổ sung acid folic giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Việc sử dụng viên uống acid folic có thể kéo dài đến hết 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, cần bổ sung acid folic thông qua các thực phẩm như bông cải xanh, rau chân vịt, sữa và sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ…

2. Canxi

Canxi không chỉ hỗ trợ xương chắc khỏe mà còn quan trọng cho hệ thống tuần hoàn, cơ bắp và thần kinh của cả mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 1.200 miligam canxi mỗi ngày. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, bông cải xanh, cải xoăn, nước ép trái cây, ngũ cốc…

3. Vitamin D

Bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm như cá hồi, sữa, nước cam… giúp củng cố hệ thống xương cho cả mẹ và thai nhi. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật.

4. Protein

Protein là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của các mô và cơ quan của thai nhi, đặc biệt là bộ não. Nó cũng hỗ trợ sự phát triển của mô vú và tử cung của mẹ, đồng thời giúp tăng cung cấp máu cho thai nhi. Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, hạt và đậu là các nguồn cung cấp protein tốt.

5. Sắt

Trong thai kỳ, lượng máu của mẹ tăng lên 50% để cung cấp đủ máu cho thai nhi. Do đó, việc bổ sung sắt là rất quan trọng. Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 1000 mg sắt mỗi ngày để đảm bảo đủ máu cho cả mẹ và thai nhi, đặc biệt khi sinh.

Cần kiêng các thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Một số loại thực phẩm và đồ uống mẹ bầu nên tránh trong suốt quá trình mang tha

Một số loại thực phẩm và đồ uống mẹ bầu nên tránh trong suốt quá trình mang tha

Trong mỗi giai đoạn phát triển của thai kỳ, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phù hợp là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm và đồ uống mẹ bầu nên tránh trong suốt quá trình mang thai:

  • Rượu Uống rượu khi mang thai có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal Alcohol Spectrum Disorders – FASD), gây tổn thương nghiêm trọng cho thai nhi.
  • Cá có hàm lượng thủy ngân cao. Các loại cá như cá kiếm, cá mập, cá thu có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao, gây hại cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của thai nhi.
  • Thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín Thực phẩm sống có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi.
  • Caffeine Caffeine có thể hạn chế sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ cân nặng khi sinh thấp, cũng như gây nguy cơ mắc bệnh ở tuổi trưởng thành.
  • Sữa, nước ép trái cây chưa tiệt trùng, phô mai Sữa tươi, nước trái cây chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Sản phẩm chưa rửa Trái cây và rau quả chưa rửa kỹ có thể chứa vi khuẩn gây hại.
  • Thực phẩm chế biến sẵn Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa ít chất dinh dưỡng và nhiều calo, đường, gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các biến chứng khác khi mang thai hoặc sau khi sinh.

Trên đây là những chia sẻ của NurseCare Huế về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mà các mẹ đang mang thai có thể tham khảo. Hành trình 9 tháng 10 ngày để có được đứa con yêu phát triển thông minh, khỏe mạnh không hề dễ dàng và mẹ phải thật quan tâm về các nhóm thực phẩm nên ăn và nên tránh nhé. Chúc các mẹ có thể cân đối dinh dưỡng để có được cơ thể khỏe mạnh, em bé phát triển theo đúng chuẩn từng giai đoạn nhé!

Để lại một bình luận